Chuyên mục: Chăm sóc cây cảnh ngày Tết.
Từ ngàn xưa, người dân Nam bộ đã xem hoa mai là biểu tượng của xuân về, hình ảnh hoa mai vàng khoa sắc, đâm chồi nảy lộc với hàm ý mong một năm mới nhiều tài lộc và thịnh vượng. Vì lẽ đó hoa mai vàng luôn được ưa chuộng hơn hoa mai trắng. Tùy vào sở thích và mục đích sử dụng cây mai mà có những cách trồng mai khác nhau, có cách đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao (trồng theo cách ghép cành, uốn để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai) hay chỉ trồng giản dị trong đất để mai sống và ra hoa.
Trong bài chia sẻ mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn tới mọi người 1 số kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mai vào dịp Tết. Nào cùng tham khảo bài viết nhé!
Kỹ thuật trồng cây mai có thể nhân giống bằng phương pháp hữu tính (trồng bằng hạt, thường mất từ 5 – 6 năm mới có thể sử dụng) hay phương pháp vô tính (chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành, có thể sử dụng sau 2 – 3 năm). Cây mai trồng vào chậu nên chọn cuối tháng 10 âm lịch của năm trước đến tháng 2 âm lịch của năm sau.
Xem thêm Cách phòng ngừa và sử dụng thuốc trừ sâu ăn lá mai vàng hiệu quả nhất
- Ánh sáng:
Là loài cây ưa sáng nên mai vàng thích hợp trồng ở những vị trí có ánh sáng trực tiếp nhiều từ 6h chiếu sáng trở lên. Do đó, những vị trí đặt mai như sân thượng đã đáp ứng đủ ánh sáng, ở ban công nên đặt ở hướng chính đông hoặc chính tây để có đủ giờ chiếu sáng (bốn tiếng trở lên), ở những nơi sản xuất đại trà khu vực rộng lớn đã có đủ ánh sáng cho mai.
- Thời vụ:
Cây mai trồng vào chậu nên chọn cuối tháng 10 âm lịch của năm trước đến tháng 2 âm lịch của năm sau, chính là điều kiện tốt để hình mô sẹo và mọc chồi. Hơn nữa, ánh sáng là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mai vàng, nên đảm bảo thời gian nhận ánh sáng được 6 tiếng trở lên. Những nơi có thời gian chiếu sáng quá ít, cây mai thường sinh trưởng kém và ra hoa ít.
Mai vàng thích hợp khí hậu nóng ẩm hoặc có thể chịu đựng ở nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày và nhiều tháng. Tuy nhiên, với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 100C thì mai sinh trưởng kém. Năm nào thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày (nhiệt độ thích hợp nhất từ 250C – 300C)
- Mật độ trồng:
Gieo hạt: hạt chín (có màu đen) còn tươi thì tiến hành gieo ngay, có thể đạt tỉ lệ nảy mầm trên 95%. Cứ 1 m2 gieo được 100 hạt, cây con có chiều cao 10 cm có thể bứng ra trồng trong chậu hoặc giỏ tre.
Trồng chậu: nếu chậu nhỏ có thể xếp 4 chậu/1m2, chậu lớn thì xếp 1chậu/ 1 – 2 m2 nhằm đảm bảo đủ ánh sáng cho cây.
Xem thêm Nguyên nhân lá mai bị đốm vàng và cách phòng trị bệnh đốm lá trên cây mai vàng
- Đất trồng:
Mai vàng không kén đất, có thể trồng trên các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, hoặc đất có lẫn đá sỏi. Tuy nhiên, với vùng đất thấp cần lên líp rộng 1 - 1,2 m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm úng, thối rễ. Riêng mai trồng chậu nên bổ sung tro trấu, xơ dừa, vỏ đậu phộng,… và cát sẽ giúp thoát nước rất tốt.
- Kỹ thuật bón phân cho mai vàng:
Tùy theo kích thước chậu, lượng bón có thể thay đổi từ 20-50 gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80 gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5 cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3 kg/chậu.
- Bón phân là khâu cực kỳ quan trọng thúc đẩy mai vàng sinh trưởng và phát triển:
Sử dụng phân bón lá : Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai.
Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc ra chồi ra lá, Đầu Trâu 701 thúc ra bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.
- Kỹ thuật tỉa cành cho cây hoa mai vàng:
Cứ 2 tháng một lần tỉa cành cho cây hoa mai, chú ý tỉa những cành vượt, những ngọn cành vươn quá dài, tước bỏ những chồi vượt mọc từ trong thân. Những cành ở xung quanh tán vươn dài bấm để lại từ 2->4 nách lá. Tỉa thoáng cành Mai để ánh sáng chiếu trực tiếp vào tất cả những thân cành trên cây Mai.
Có thể kê chậu Mai lên cao khỏi mặt đất từ 30->50cm để cây Mai đón được ánh sáng trực tiếp từ trên xuống dưới, hạn chế tối đa sự mất dần ánh sáng những cành phía dưới gần gốc Mai.
Tìm hiểu thêm bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng là gì? Cách phòng và chữa trị
- Phòng trừ sâu bệnh cho hoa mai vàng:
Sâu, nhện đỏ ở cây mai vàng: Mai thường bị các loại bọ trĩ, sâu cắn lá, nụ hoa, sâu đục thân, rầy rệp các loại và nhện đỏ. Ta dùng các loại thuốc như Confidor, Trebon, Danitol, Sherpa, Politryl, Supracid, … kết hợp với chất bám dính phun liên tục 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 đến 5 ngày.
Hy vọng rằng với 1 vài bí quyết mà mình vừa chia sẻ ở trên các bạn sẽ biết được thêm được 1 số kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai ngày Tết. Chúc các bạn thành công và sẽ có được 1 cây mai đẹp trong dịp Tết này nhé!